Khoa Vật lý kỹ thuật & Công nghệ Nano

     Khoa Vật lý kỹ thuật & Công nghệ Nano (VLKT&CNNN) được thành lập ngày 09/09/2004 theo Quyết định số 556/QĐ-TCCB của Giám đốc 33WIN (ĐHQGHN), trên cơ sở Bộ môn Vật lý kỹ thuật và Quang tử của Khoa Công nghệ (nay là Trường Đại học Công nghệ) thuộc ĐHQGHN do GS.VS. Nguyễn Văn Hiệu, Hiệu trưởng đầu tiên của Nhà trường sáng lập. Khoa VLKT&CNNN có nhiệm vụ đào tạo đáp ứng nhu cầu về nhân lực khoa học công nghệ chất lượng cao cho các trường đại học, viện nghiên cứu về khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ, cho các doanh nghiệp sản xuất vật liệu tiên tiến, linh kiện và thiết bị điện tử, truyền thông, y tế.

        1. Tổ chức bộ máy

       – Ban chủ nhiệm khoa:

  • Phụ trách khoa, Phó Chủ nhiệm khoa: TS. Bùi Đình Tú
  • Phó Chủ nhiệm khoa: PGS.TS. Đỗ Thị Hương Giang

     – Văn phòng khoa:

  • Địa chỉ: Phòng 2.2 – Nhà E4, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 024. 37549429 / Fax: 024. 37549429
  • Email: vlkt-cnnn@vnu.edu.vn
  • Website: http://fepn.uet.vnu.edu.vn/

   – Các Bộ môn và Phòng thí nghiệm trực thuộc:

  • Bộ môn Công nghệ nano sinh học
  • Bộ môn Công nghệ quang tử
  • Bộ môn Vật liệu và linh kiện từ tính nano
  • Bộ môn Vật liệu và linh kiện bán dẫn nano
  • Phòng thí nghiệm Công nghệ quang tử
  • Phòng thí nghiệm Vật liệu và linh kiện lai nano
  • Phòng thí nghiệm của Bộ môn Vật liệu và linh kiện từ tính nano

    Hiện nay Khoa có 30 cán bộ cơ hữu và kiêm nhiệm, thỉnh giảng. Trong đó giảng viên cơ hữu có 01 giáo sư, 05 phó giáo sư và 100% giảng viên có học vị tiến sĩ.

     2. Công tác đào tạo

     Khoa hiện đang tổ chức đào tạo 5 chương trình:

     – Chương trình đào tạo cử nhân ngành Vật lý Kỹ thuật

     – Chương trình đào tạo kỹ sư ngành Kỹ thuật Năng lượng

    – Chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Vật liệu và Linh kiện nano

    – Chương trình đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Vật liệu và Linh kiện nano

    – Chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Công nghệ nano sinh học.

    3. Hoạt động Khoa học Công nghệ

     Sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển, Khoa VLKT&CNNN đã khẳng định vai trò của một đơn vị nghiên cứu mạnh trong nước và khu vực với các hướng nghiên cứu liên ngành về khoa học và công nghệ micro-nano, năng lượng tái tạo.  Năm 2016, Khoa thực hiện nhiều đề tài khoa học công nghệ các cấp, cụ thể 1 cấp Nhà nước, 4 cấp 33WIN, 1 cấp thành phố, 3 Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia… Các hướng nghiên cứu chính của Khoa gồm:

       – Vật liệu từ tính, áp điện và tổ hợp cấu trúc micro-nano thế hệ mới và linh kiện, hệ thống tích hợp, giám sát và điều khiển thông minh.

      – Vật liệu quang xúc tác, tổ hợp phát quang hữu cơ cấu trúc nano và linh kiện, hệ thống chuyển hóa, tích trữ năng lượng và bảo vệ môi trường.

       – Lý thuyết trường lượng tử, vật liệu quang tử nano, graphene và ứng dụng trong an toàn thực phẩm.

      – Sinh học phân tử, công nghệ gen và ứng dụng trong y sinh và dược phẩm.

     4. Hoạt động hợp tác – đối ngoại

      Khoa VLKT&CNNN là gắn kết chặt chẽ đào tạo với nghiên cứu khoa học trong mô hình liên kết trường đại học – viện nghiên cứu giữa Trường ĐHCN với Viện Khoa học Vật liệu, Viện Vật lý, Viện Công nghệ Sinh học, Viện Hóa học (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam). Bên cạnh đó, Khoa hợp tác với các đơn vị quốc tế như Đại học Osaka, JAIST (Nhật Bản), ĐHQG Pusan, ĐH Seoul, ĐH Ajou, ĐHQG Chungnam (Hàn Quốc), ĐHQG Singapore (NUS), ĐH Công nghệ Nangyang (NTU) (Singapore), ĐH Paris-Sud, ĐH Lyon, ĐH Nantes, Viện Néel (CH Pháp)…

Bài viết liên quan