Cô gái đa năng tốt nghiệp thủ khoa ngành Khoa học máy tính

Ngân Hà giành học bổng xuất sắc mọi kỳ, có công bố quốc tế Q1, trước khi trở thành thủ khoa trường Đại học Công nghệ với điểm trung bình 3,96/4.

Dương Ngân Hà, 22 tuổi, quê Hưng Yên, là sinh viên ngành Khoa học máy tính, chương trình chất lượng cao của 33WIN : Trang Chủ. Với kết quả này, Hà được vinh danh thủ khoa xuất sắc thành phố Hà Nội năm nay. Bảng thành tích của nữ sinh dày đặc với gần 30 danh hiệu, giải thưởng trong học tập, nghiên cứu khoa học và hoạt động ngoại khóa.

“Lúc biết tin là thủ khoa, mình cảm giác như thi xong khảo sát giữa kỳ hồi cấp hai và đạt kết quả tốt. Mình gọi điện khoe mẹ ngay”, Hà nói.

Với Hà, danh hiệu này như một dấu ấn ở thời đại học. Cô có chút tiếc nuối vì không thể dự lễ tuyên dương của thành phố vào tháng 10 do đã lên đường du học thạc sĩ theo học bổng Erasmus Mundus của Liên minh châu Âu.

Ngân Hà chụp ảnh kỷ niệm sau lễ tốt nghiệp ở trường Đại học Công nghệ. 

Hà là cựu học sinh chuyên Toán, được tuyển thẳng đại học nhờ đạt giải khuyến khích quốc gia. Sau khi dành nhiều thời gian nghiên cứu chương trình đào tạo của các trường, cô chọn Khoa học máy tính ở Đại học Công nghệ bởi “chương trình học cung cấp đầy đủ lý thuyết nền tảng để làm ra các sản phẩm ngầu ngầu”.

Bước vào môi trường học tập mới, giảng viên có phong cách dạy rất khác cấp ba, Hà vẫn giữ thói quen nghe giảng trên lớp đầy đủ và tích cực trao đổi với thầy cô. Bất cứ vấn đề gì không hiểu rõ trong giờ học, Hà thường ghi chú vào lề vở và cuối giờ hỏi lại.

“Hầu như buổi nào mình cũng hỏi, đến mức có hôm hết giờ là thầy nhắc nay mình có gì để hỏi không”, Hà chia sẻ.

Với nhiều môn, Hà chọn cách học mà cô tự đánh giá là “hơi khổ ải”. Dù đã nghe giảng đầy đủ, tối về học bài và nắm bắt tiến độ chương trình, đến lúc ôn thi, Hà vẫn dành 3-5 ngày để học lại toàn bộ chương trình mỗi môn, bao gồm đọc slide, đọc sách, xem lại vở viết, video, các bài trao đổi trên diễn đàn hay tài liệu thầy cô gửi.

Hà còn làm đề cương viết tay trên giấy A4 để ôn tập. Hết bốn năm, bộ sưu tập đề cương các môn của Hà lên tới 327 trang. Tuy hơi tốn thời gian và công sức, Hà cho rằng việc này hữu ích bởi luôn ngộ ra điều gì đó khi học lại.

Những trang đề cương viết tay được Hà lưu giữ. 

Dù việc học ở trường khá nặng, cộng với những công việc của lớp trưởng và nhiều hoạt động ngoại khóa, từ kỳ học đầu tiên, Hà đã tham gia Phòng thí nghiệm tối ưu hóa các hệ thống lớn – ORLab. Tại đây, Hà tham gia nghiên cứu về Vận trù học, ngành học liên quan đến áp dụng các phương pháp phân tích tiên tiến để đưa ra các quyết định tốt hơn.

Hà được làm cả dự án nghiên cứu lý thuyết lẫn ứng dụng thực tế. Cô đã thực hiện dự án như xếp thời khóa biểu cho học sinh THPT hay phân bổ vaccine tối ưu. Nữ sinh nhìn nhận qua mỗi dự án, cô củng cố được nhiều kiến thức, rèn kỹ năng viết văn bản khoa học, chọn lọc thông tin hay các kỹ năng mô hình vấn đề, tìm kiếm giải pháp phù hợp với nguồn tài nguyên có thể khai thác.

“Các dự án thực tế còn giúp mình nhìn thấy thế giới thực hàng ngày con người cần gì, từ đó biết mình cần học cái gì và giá trị của những cái cần học”, Hà nói.

Tham gia nghiên cứu khoa học sớm cũng giúp Hà có cơ hội thực tập tại Đại học Quản lý Singapore (SMU) với vai trò trợ lý nghiên cứu trong 3 tháng. Cô còn là tác giả đầu trong báo cáo đạt giải thưởng tại hội nghị quốc tế KSE năm 2022 – hội nghị có uy tín cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin ở Việt Nam, và một bài báo trên tạp chí “Computers & Operations Research” thuộc nhóm Q1 (những tạp chí khoa học uy tín nhất).

Tham gia nhiều hoạt động cùng lúc khiến Hà gặp áp lực trong sắp xếp thời gian. Ngoài học tập, nghiên cứu, các hoạt động của trường lớp, cô còn có những giai đoạn phải ôn thi chứng chỉ và thi một số cuộc thi trong và ngoài trường.

Tuy nhiên, Hà cũng đặc biệt yêu thích múa, dù bận cũng không bỏ buổi học nào. Đây là hoạt động xuyên suốt nhất giúp cô cân bằng cả sức khỏe thể chất và tinh thần, đặc biệt khi phải làm việc quá nhiều với máy tính. Hà cũng hay tham gia các workshop làm bánh, đan móc.

Ngân Hà và một số thành viên ORLab trong hội nghị quốc tế KSE 2022.

TS Hà Minh Hoàng, trưởng phòng thí nghiệm ORLab, chia sẻ do Hà tham gia rất nhiều hoạt động, ít thời gian cho nhóm nghiên cứu nên không quá ấn tượng với nữ sinh này trong thời gian đầu.

“Hà là sản phẩm của nền giáo dục đào tạo ra những con ngoan trò giỏi điển hình nhưng lại không được định hướng nghề nghiệp từ sớm”, thầy Hoàng nói.

Dần dần, thầy Hoàng nhận ra Hà có nhiều tài năng và có khả năng học kiến thức mới rất nhanh. Hà còn sẵn sàng chấp nhận thử thách, dấn thân vào những lĩnh vực mới mẻ để khám phá bản thân. Dù làm nhiều thứ, Hà làm đến nơi đến chốn và đạt được thành công nhất định.

“Đó là phẩm chất tôi ngưỡng mộ nhất ở Hà và cũng là điều mà giới trẻ hiện nay cần có để thích nghi với thế giới đầy biến động”, thầy Hoàng chia sẻ.

Hà cũng thừa nhận bản thân từng thiếu định hướng tốt. Năm cuối, khi phải chọn hướng đi tiếp theo, Hà không biết nên du học, tiếp tục nghiên cứu hay đi làm ở doanh nghiệp. Hà từng ba lần ứng tuyển vào các công ty nhưng không được nhận do chưa có kinh nghiệm phù hợp và không thể trả lời câu hỏi “gắn bó với công ty bao lâu”.

“Tâm lý lúc đó của mình là vội vàng, sợ chọn không đúng, sợ bỏ lỡ”, Hà chia sẻ.

Hiện, Hà học thạc sĩ ngành Toán ứng dụng. Theo chương trình học bổng Erasmus Mundus, Hà học kỳ đầu tại Italy, sau đó chuyển đến Áo, Đức, Tây Ban Nha và Pháp. Trong thời gian này, Hà vẫn duy trì nghiên cứu cùng nhóm ORLab.

“Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ, mình dự định làm nghiên cứu sinh. Tuy nhiên, kế hoạch có thể thay đổi trong quá trình tìm kiếm và học hỏi”, Hà nói.

Theo Báo Vnexpress

Bài viết báo chí liên quan:

Tuổi trẻ thủ đô: Bảng thành tích “khủng” của Thủ khoa tốt nghiệp đại học năm 2023

Bài viết liên quan